Góc Nhìn Tài Chính Và Kinh Doanh: TRẢ NỢ TRÁI PHIẾU BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN: TRÁI CHỦ PHẢI LÀM GÌ? Nghị định 08 mới
Ngày 05/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Theo đó, có 3 tác động chính. Một là, Nghị định tạo hành lang, cơ sở pháp lý cho phép doanh nghiệp (DN) phát hành trái phiếu đàm phán với các trái chủ để giãn hoãn nợ trái phiếu đáo hạn với thời gian gia hạn tối đa là 2 năm; qua đó, giảm áp lực trả nợ lượng trái phiếu đáo hạn với điểm rơi cao điểm năm 2023 (khoảng 120.000 tỷ đối với các DN bất động sản) và năm 2024 (khoảng 110.000 tỷ đồng đối với DN BĐS).
Hai là, Nghị định tạo cơ sở pháp lý kèm theo hướng dẫn cơ bản đảm bảo việc thực hiện đàm phán đổi “trái phiếu lấy hàng” (chủ yếu là tài sản, BĐS hay tài sản khác) một cách rõ ràng và nhất quán hơn, giảm thiểu rủi ro tranh chấp sau này.
Ba là, cho phép giãn tiến độ đến hết năm 2023 đối với việc áp dụng 1 số điều kiện, yêu cầu cao, đáp ứng thông lệ về tiêu chí nhà đầu tư chuyên nghiệp, về yêu cầu rút ngắn thời gian phân phối trái phiếu và về xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành.
Trên đây là những giải pháp tình thế, kỳ vọng tháo gỡ đa số những vướng mắc liên quan đến trái phiếu DN đáo hạn năm nay và năm tới. Nhiều vấn đề lớn trong việc thực hiện các giải pháp trên được đặt ra trong bối cảnh thị trường khó khăn, niềm tin giảm, thanh khoản giảm, mời quý vị và các bạn theo dõi phân tích sau đây của chúng tôi.
—
#TaiChinhKinhDoanh
Tiktok:
Spotify:
Mr. Long Phan – CEO & Founder AFA GROUP, Facebook:
Mr. Minh Tuấn – CEO AFA Capital, Sáng lập Ứng dụng TOPI. Facebook:
Liên hệ AFA Capital:
—-
#TOPI – Đầu tư thông minh- Tài chính thịnh vượng
📲 Download ứng dụng và trải nghiệm tại:
🌐 Website Topi:
—
📝Phân tích kinh tế vĩ mô ứng dụng trong đầu tư (MAI):
– Chương trình theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới. MAI phát triển kỹ năng phân tích và khả năng đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để học viên có khả năng dự báo xu hướng tăng trưởng của các thị trường tài chính. #MAI #kinhtevimo #phantichtaichinh
—
📈 CGBA: Phân tích Tài chính và Kinh doanh toàn cầu:
– CGBA: Phân tích tài chính và kinh doanh toàn cầu (Certified Global Business Analyst) là chương trình theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư lớn trên thế giới, với sự kết hợp đặc biệt giữa phân tích tài chính và phân tích kinh doanh chiến lược nhằm giúp cho học viên được trang bị phương pháp phân tích toàn diện khi đánh giá một doanh nghiệp và một ngành kinh doanh. #phantichtaichinh
—
💰 #WealthIntelligence – Tài chính cá nhân và Quản lý tài sản đầu tư:
– Wealth Intelligence phục vụ cho các cá nhân có mong muốn xây dựng cho bản thân mục tiêu đạt tự do tài chính phù hợp và phương pháp để đạt được mục tiêu sớm nhất, và những ai muốn bắt đầu con đường trở thành cố vấn tài chính công chứng chuyên nghiệp.
afa,tai chinh,kinh doanh,kinh te,dau tu,ngan hang,bao cao tai chinh,vàng,cổ phiếu,trái phiếu,chỉ số,crypto,bitcoin,lạm phát,lỗ,lãi,cong nghe so,tai chinh kinh doanh,chung khoan,giá vàng,nhan dinh thi truong,thi truong co phieu,tai chinh ca nhan,tu do tai chinh,quan ly tai san,quan tri tai chinh,phan tich tai chinh,phan tich dau tu,tien de ra tien
Cảm ơn các bạn đã xem bài TRẢ NỢ TRÁI PHIẾU BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN: TRÁI CHỦ PHẢI LÀM GÌ? Nghị định 08 mới. Tài Chính Đầu Tư hy vọng bạn đã có được thông tin hữu ích về thị trường từ bài trên, mọi thắc mắc hay comment xuống phía dưới.
Tài chính & Kinh doanh says
📝Phân tích kinh tế vĩ mô ứng dụng trong đầu tư (MAI):
https://www.afa.edu.vn/phan-tich-kinh-te-vi-mo-ung-dung-trong-dau-tu/
Liên hệ đăng kí:
Hotline/Zalo: 094 238 6611 – 097 140 8689
– Chương trình theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới. MAI phát triển kỹ năng phân tích và khả năng đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để học viên có khả năng dự báo xu hướng tăng trưởng của các thị trường tài chính. #MAI #kinhtevimo #phantichtaichinh
Tiep Nguyen says
Chỉ có ngân hàng mới được áp dụng thôi.
maiphuong says
mọi người cho em được hỏi là: trên thị trường thứ cấp thì có yêu cầu nhà đầu tư là nhà đầu tư chuyên nghiệp không ạ? em cảm ơn mng
An Đinh Huy says
Bất động sản cung ko đủ cầu, nhưng do ngân hàng tăng lãi xuất quá cao, nên người dân ko giám vay mua. Đó là lý do làm bất động sản đứng . Người có nhu cầu mua để ở, họ cũng nói ko giám vay mua với lãi xuất ngân hàng hiện nay. Ngân hàng hiện nay có hạ lãi xuất, nhưng hạ ưu đãi năm đầu thôi, còn năm 2 vẫn lãi xuất rất cao 15-16 chấm , thì làm sao họ giám vay mua nhà đất , với giá đất hiện nay rất cao, người mua muốn mua căn nhà, vay cũng rất nhiều. Theo Tôi, ko hạ lãi xuất ngân hàng, thì ko thể nào mà nói cứu bất động sản được.
Chau Le Thi Minh says
" CÓ NHIỀU THỜI GIAN HƠN CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI " tôi không đồng thuận nhe . Nói đúng hơn là " CÓ NHIỀU THỜI GIAN CHO DN " Người dân đói đến nơi rồi , tiền ăn không có , tiền viện phí hoc phí … THỜI GIAN CHỈ ỦNG HỘ CHO DN sống lại đồng thời GIẾT ĐI NẠN NHÂN CỦA TRÁI PHIẾU
Sơn Trần says
em nghĩ: kênh ko chính thống, không trả được nợ thì chủ nợ sẽ siết nợ (BĐS) vì đã có giấy chứng nhận và sang tên nhanh gọn. Còn đằng này là trái phiếu, đang làm chủ nợ, tự nhiên giờ thành đồng sở hữu/đồng góp vốn nhận nợ chung với chủ nợ, và bđs dở dang có gì đảm bảo được trong tương lai là sẽ hoàn thành mà sang quyền sở hữu (chì trừ trường hợp tài sản họ mua là đất nền, đã tách sổ), rồi nó sẽ chẳng khác gì việc chuyển trái phiếu thành các hợp đồng góp vốn mà các dự án treo mấy chục năm như nào giờ.
Tại sao nước mình không cho các doanh nghiệp bđs như vậy phá sản. Rõ ràng, cạn dòng tiền thì tuyên bố phá sản là đúng. Tài sản thanh lý sẽ được ưu tiên trả nợ cho trái chủ trước?
Quang Dang says
Như vậy trong vụ việc này chính phủ đóng vai trò trọng tài giám sát hai bên doanh nghiệp bán và người mua trái phiếu ,hai bên tự giải quyết với nhau nếu hai. Bên không đi đến dâu bế tắc thì trọng tài anh nhà nước lại ho ra ghị định tiếp theo để mở đường gỡ khó tiếp cho hai bên cho đến khi thỏa thuận được hai bên chấp thuận thực tế nhà nước giám sát và điều tiết cho chủ nợ và bên đòi nợ cứ dò bước đi theo sự dẫn dắt của nhà nước bên nợ không thể tự ý có quyết đinh có lợi cho mình mà bên đòi nợ cũng không thể đòi theo ý mình mà phải theo sự dẫn dắt trung hòa quyền lợi hai bên của nhà nước .tôi tháy nhà nước vn họ có tài họ khôn ngoan họ giỏi trong cách giải quyết công việc nhưng sao họ tồi tàn trong cách quàn lý tiền nhà nước để bọn quan tham ăn cắp hết tiền của dân doanh nghiệp lua dao dan
Vinh Dang says
Trái ĐẮNG là chắc !!!
Quang Dang says
xác định nghị định của chính phủ trước nhất nó là một cái khung quay chặt giũa người mua trái phiếu và người bán trái phiếu cho họ tức là người cầm tiền thật và người cầm tờ giấy bây giờ người càm giấy muốn trả giấy cho người cầm tiền của họ để lấy lại tiền của mình như vậy giữa hai bên giải quyết với nhau theo đúng nghị định chính phủ 08 người mua và người trả nợ phải giải quyết với nhau đúng trong khung chính phủ đề ra không được chếch ra ngoài nhưng mấu chốt là hai bên tự giải quyết thỏa thuận với nhau trong phạm vi nghị định khi tự thỏa thuận thì không hề đơn giản người mua thì đòi đảm bảo trả đủ tiền mua trái phiếu trong điều kiện bình thường tức chủ doanh nghiệp đang làm ăn có lời lãi nhưng giờ họ nói họ khó khăn không có tiền trả họ sẽ giải quyết theo nghị định nếu giữa hai bên không giải quyết được lú đó tất nhiênđưa nhau ra tòa và nhà nước sẽ đóng băng tài sản của chủ nợ và tìm người mua khi bán hết tài sản đó có tiền thì lúc này người mua trái phiếu nhận được tiền trả tất nhiên được bao nhiêu tiền thì phải chấp nhận như vậy trách nhiệm của hai bên và trách nhiệm cuối cùng của nhà nước cùng giải quyết rõ ràng vậy đồng tiền của người mua trái phiếu có còn nguyên vẹn không thì không biết lệ thuộc vào ông chủ bán trái phiếu khi toàn là con nợ của nhau khi. Cả nhà nước và người dân không có tiền khi lượng lớn tiền vn trôi dạt về đâu ,khi chính phủ hạn chế in tiền để giữ giá trị của đồng tiền không tính toán cẩn thận cả hệ thống tiền tệ phá sản nên không cứu bất động sản hy sinh cái này để giữ cái quan trọng hơn.chủ đề hay và thiết thực với mọi người cần bàn luận thêm nũa,phân tích sâu rộng hai bên giải quyết với nhau thế nào theo sự quy định của nhà nước .hay đấy oke hai bạn
dong phan the says
Nợ như chúa chỗm, giá trên trời… không ai mua được… dự sẽ bung toang sớm quý 3 thôi 🤣🤣😂
hambalang text says
coi lại mà thấy rầu quá, DN lặn mất tăm …
Huyen Lethanh says
Vấn đề ở chỗ định giá bất động sản thời buổi mất niềm tin vào thị trường là việc làm bất khả thi chưa xét đến yếu tố lòng tham của trái chủ.
Niềm tin lạc quan thì đắt cũng chấp nhận.
Mất niềm tin thỉ rẻ cũng từ chối.
Đường Nguyễn Văn says
Khó khả thi . Cái chính là hạ già BĐS . Các đại gia phài giám bớt ăn đăc sản , giảm thời gian chơi gôn , giảm bớt một số xế sang và bán bớt một số lâu đài dát vàng như ông Đường Bia sắp làml
Thàm Phạm says
Đồng ý. ! Cho doanh nghiệp. Hoan Hai năm nữa. ! Nhưng sau hai năm nữa. ! Doanh nghiệp không có tiền trả. Thì giải quyết sao. Chắc tôi chết mất thôi. ?
Thàm Phạm says
Tôi nhiều nhà rồi. ! Tôi chỉ lấy tiền. Gốc và lãi thôi. ?
Tiền Giang Quê Tôi says
Nếu như khoảng trái phiếu đó ngang hàng với giá trị bđs mà chủ đầu tư đưa ra cộng thêm giảm bđs đó 50-60% giá thị trường thì theo tôi ( riêng tôi) có thể sẽ chấp nhận đổi… hi
Tuan Le says
Vấn đề BDS nghĩ kiểu gì cũng ko nhúc nhích được. Bản chất các Bố BĐS (Cụ thể là bên CĐT làm ăn chộp dật) là chẳng có cái gì gọi là Quản trị DN, Quản trị Tài chính hay Quản trị rủi ro cả. Cái "lõi" ko xịn, ko khỏe thì nghĩ Giải pháp kiểu gì cũng khó.
Tuy nhiên, em nghĩ ko nên nghĩ nhiều, giải quyết nhiều thứ quá. Cái khó nhất & cái các bên BĐS hay kêu nhất là PHÁP LÝ, thì bây giờ Chính Phủ & Ban Ngành tập trung hỗ trợ xử lý trước cái này. PHÁP LÝ thông rồi thì những cái sau làm từ từ vẫn gỡ ra được. Nhưng vấn đề Pháp lý này thôi ko khéo take years để xử lý, vì 1 thứ mọi ng đều biết Pháp lý BĐS & Lợi ích Ctri là có lquan.
Còn Nghị định 08 bản chất là "Câu giờ" thêm cho các bên liên quan là hợp lý.
Loóng Luông says
Thứ nhất nó định giá cao thì ăn đủ, thứ 2 dự án treo thì không biết đến bao giờ mới được ở
Nghiem tran says
Cam on
ducthang pham says
Được đấy, ra nghị định lúc này là phát cho NĐT mỗi người 1 cái xẻng để cùng đào hố chứ, chẳng lẽ cứ để doanh nghiệp phát hành trái phiếu đào hố một mình thì coi sao đặng. Cứ từ từ sau 2 năm thằng nào còn ngoan cố thì đạp hết xuống hố mà trôn sống. Hehehe
Trần Vũ Nam Anh says
cám ơn anh Tuấn, anh Long và ekip chương trình đã cho chúng em nhiều kiến thức về vĩ mô, em xem không xót tập nào. Nhưng em có 1 suy nghĩ thế này là các anh hãy làm 1 video về vấn đề "Nghị đinh 08 đang bảo vệ nhà đầu tư hay bảo vệ công ty BĐS". VÌ lý do 1: hầu hết các BĐS đều chưa đầy đủ về pháp lý mà các trái chủ lại là nhỏ lẻ ít tiền nếu đổi từ trái phiếu qua BĐS thì họ phải đồng sở hữu trên 1 BĐS nếu BĐS đó không ra được sổ thì tiền của họ sẽ ra sao và quan trọng nhất là nếu giá của công ty BĐS đã đủ hợp lý với thị trường chưa và liệu rằng có thanh khoản được nhanh không ?. Lý do thứ 2: thi trường BĐS cũng giống như thi trường OTC thì làm sao NĐT biết được giá BĐS đó là bao nhiêu mà chuyển đổi . Lý do thứ 3: Trong trường hợp đính giá cao hơn mức kỳ vọng của thì trường (vì bảo vệ quyền lợi của người mua trước) nên không ai mua thì các công ty BĐS lấy tiềm lực tài chính đâu mà trả cho trái chủ ạ. Mong các anh giải thích giùm em, em cảm ơn ạ!.
Vlog Thử nghiệm says
Hoãn binh thôi . Quay lại giao dịch bằng hiện vật thì mua cân gạo củ khoai đã khó huống chi bđs
Hung Tran says
Nhà nước thẩm định rồi cấp phép cho cho doanh nghiệp có tư cách pháp nhân để hoạt động theo luật pháp .trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn phải tuân thủ những quy định của pháp luật bằng những chế tài quy định trước trong luật định được các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra giám sát .để cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong khi doanh nghiệp không có đủ năng lực để bảo đảm cho quyền lợi của nhà đầu tư((trái chủ))theo hợp đồng thì trách nhiệm trước tiên thuộc về các cơ quan chức năng của nhà nước .cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động rồi để doanh nghiệp muốn làm gì thì làm lừa đảo nhà đầu tư ,lừa đảo nhân dân thì chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng có trách nhiệm quản lý bỏ đi đâu. lôi đầu ông bộ trưởng bộ tài chính ra mà trảm vì là trách nhiệm của ông .
Tien Huu says
Lấy bds rồi kog thanh khoản được lại lỗ ah. .. rồi đánh thuế bds thứ..2..3.. nữa thì người mua trái phiếu lại ngồi trên đống lữa
TOAN CHU says
khó khăn là đúng nhưng trên thế giới này con người sẽ tạo ra mọi thứ..khi quá nóng thì sẽ phải lạnh và khí tê buốt thì nắng lại hửng lên thôi .mọi hình thức tài sản đều được quy ước theo mỗi luật chơi kể cả FED hay ECB cũng phải xoay sở như các cơ chế Việt Nam áp dụng .nếu sâu xa suy ngẫm…kêu nhiều quá lại thức tỉnh cái hay ló ra.
Đồng Nam says
Cảm ơn kênh tài chính kinh doanh.cảm ơn anh Minh Tuấn ,anh Long Phan.
Quảng Nguyễn says
Gán nợ bằng đất, nhà quá tuyệt vời tự nhiên bán được nhà cho Gà mà vẫn thu được thuế cho NN . Lợi anh lợi ả lợi cả đôi bên.
Hoang Phuong Bac says
Không khả thi, tạo đk để DN BĐS thoát hàng với giá cao, hoặc chây ỳ trả nợ CĐT
lam tuan says
mình là trái chủ đang nhờ luật sư kiện ra tòa, luật sư nói vụ này lâu, tốt nhất cá nhân ko nên dính vô trái phiếu
minhvuong pham says
120 ngàn tỷ trái phiếu năm 2023. 100 ngàn tỷ trái phiếu 2024. Nhà ở xã hội 120 ngàn tỷ…. ???? NVL, VHM có dự án NOXH ???? Lãi suất vay mua NOXH thấp hơn 1-1.5% so với lãi suất hiện hành….
Đầu tư theo chu kỳ says
NĐ08 ban hành rất đúng thời điểm. Cái này ko phải đem lại dòng t mà là hoãn t chảy ra. Tức là bịt đầu ra chứ chưa có đâu vào. Còn phải tháo gỡ đầu vào nữa về pháp lý, vốn vay, lãi suất… Tất cả sẽ gỡ theo từng bước
van khiem tran says
nghị định này để cho bên bds tay không bắt giặc cù cưa thêm thời gian, có thể họ sẽ tẩu tán tài sản qua các công ti con nắm giữ cổ phần sân sau vì đàm phán thì họ đàm phán hời hay lỗ ntn thì ai mà biết được.
Vũ Văn Sơn says
Trả bằng bds thì có thể chấp nhận được; tuy nhiên, quan trọng là tính pháp lý của bds và định giá mảnh bds đó như thế nào để đổi ngang
Văn Sinh Lê says
Người dân vẫn bị xỏ mũi thôi
Thanh Tùng says
Nếu ở Mỹ thì Ngân Hàng Trung Ương lại QE nới lỏng tín dụng, dùng tiền đóng thuế của dân trong tương lai để mua hết tài sản xấu rồi đấy, tư bản lại có đầy tiền :)) nhưng ở thiên đường XHCN Vn thì ko có mùa xuân ý đâu :))
Quân Lê Trung says
Tôi sẽ đồng ý nhận BĐS nếu BĐS đó pháp lý đầy đủ,giá chuyển đổi hợp lý và có khả năng bán được trong tương lai.
hoang phap says
Đạo đức? Nghe buồn cười quá. Chưa nge chủ tịch nước nói rồi à. Làm thật.dtu kinh doanh thât. Làm bds thì ham dtu giá cao lời ko than. Ko dự phòng rủi ro quay lại trách. Bds VN quá dư thừa phân khúc hạng sang.toàn mấy chục tỏi. Phân khúc thấp vừa rất nhiều cầu thì ko nhảy vô. Chết đừng than kk
Lina Reyes says
Theo tôi thì cứ để như trước kia, doanh nghiệp Bđs thiếu vốn thì lại in trái phiếu ra bán, thị trường Bđs bùng lên mạnh quá thì ta lại in tiền ra bù vào. Lạm phát thì đa số chịu chứ nhóm nhà giàu đâu có sao 😂. Nói cho vui nhưng thực tế sẽ luôn là như vậy. Các nước chống lạm phát một thời gian rồi lại quay ra in tiền thôi.
Lan Nguyen says
Các câu hỏi đưa ra rất hay . Qua đó mới thấy được 08 vẫn là giải pháp lằng nhằng – và lại thấy giống giống như thời kỳ VAMC _ 20..0. 8 . Quản lý thế này thì TTCK chạy mất dép . Cám ơn các anh đã làm sáng tỏ