Phân tích chứng khoán: Toàn cảnh ngân hàng 2020 tác động bởi Basel 2, lợi nhuận sẽ thế nào?
Theo lộ trình đã được Chính phủ đề ra, đến năm 2020, cơ bản các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ phải có mức vốn tự có đáp ứng chuẩn mực của Basel II. Trong đó, ít nhất 12-15 ngân hàng áp dụng thành công toàn bộ tiêu chuẩn quốc tế này.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đã có 17 NHTM (15 ngân hàng trong nước và 2 ngân hàng nước ngoài) đăng ký áp dụng trước hạn Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Đến nay, đã có 13 ngân hàng Việt Nam được chấp thuận hoàn tất Basel II (Vietcombank, MBBank, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, TPBank, VPBank, VietBank, Viet Capital Bank, SeABank) và một ngân hàng ngoại là Shinhan Bank đã hoàn tất Basel II.
2 chuyên gia chia sẻ:
_ Ông Phan Lê Thành Long:
_ Ông Trần Hữu Hoàng:
———–
Tổ chức Nghiên cứu và Đào tạo AFA Research & Education – Chuyên gia lĩnh vực Tài chính, quản trị, kiểm toán, kế toán
* Các Chương trình sắp tới tại AFA Research & Education *
– Chương trình đào tạo CMA – Quản trị và Tài chính chiến lược khai giảng 2020:
– Chương trình đào tạo Behind the Numbers – Phương pháp phát hiện gian lận BCTC khai giảng 2020:
– Chương trình đào tạo PA – Kiểm toán viên chuyên nghiệp khai giảng 2020:
– Chương trình đào tạo ICAEW CFAB khai giảng 2020:
– Chương trình đào tạo CPIA – Kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế khai giảng 2020:
– FANPAGE AFA:
– FANPAGE Tài chính $ Kinh doanh:
– WEBSITE:
#TàichínhKinhDoanh
— WE DON’T TEACH, WE COACH —
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
1. Hotline: 094.238.6611 ( 24/24h : Từ thứ 2 – Chủ nhật)
2. Email: Ms. Hồng: tuvan[email protected] – [email protected] – [email protected]
3. Trực tiếp: Tầng 3, Tòa nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
vtv3,afa,tài chính,tai chinh,kinh doanh,basel 2,ngan hang,ngan hang 2020,loi nhuan ngan hang
Cảm ơn các bạn đã xem bài Toàn cảnh ngân hàng 2020 tác động bởi Basel 2, lợi nhuận sẽ thế nào?. Tài Chính Đầu Tư hy vọng bạn đã có được thông tin hữu ích về thị trường từ bài trên, mọi thắc mắc hay comment xuống phía dưới.
Tống Mạnh says
Đống kiến thức này phải đi học chuyên ngành gì mới hiểu được đây ạ?
Thanh Hoang says
thích xem học hỏi nhưng e k hiểu gì😹😹😹
Trường Phùng says
Luôn đón chờ các video từ 2 anh. Những thông tin rất bổ ích.
Việt Fluter's says
Hay quá,đc mở mang tầm hiểu biết
Good Motor says
Mình xin tóm tắt nội dung cho các bạn không thuộc ngành ngân hàng:
Ngoài việc thu phí dịch vụ linh tinh, ngân hàng kiếm lời chủ yếu bằng cách vay tiền từ anh A (lãi xuất a) sau đó cho anh B vay (lãi suất b), ví dụ 5 năm. Lợi nhuận chính là lãi suất chênh lệch b – a. Tuy nhiên, thực tế việc cho vay là 1 quá trình, năm 1 anh B trả lại thì ngân hàng có lời. Nhưng có 1 số rủi ro là đến năm thứ 5 anh B lăn đùng ra quỵt tiền => Ngân hàng trắng tay => Lỗ (dù tiền lãi nhận đều đều). Ngân hàng chỉ cần biến tấu phần rủi ro (trích lập dự phòng) là lời lỗ trở nên mông lung như 1 trò đùa.
=> Do đó, tiền lãi ngân hàng nhận về chưa chắc chắn là lợi nhuận. => Nhưng chủ ngân hàng hoặc người liên quan (stakeholders) mỗi sáng mở mắt dậy cần biết mình ngân hàng CHẮC CHẮN kiếm được bao nhiêu rồi. =>Do đó, cần có phương pháp để tính lợi nhuận (trừ đi các loại rủi ro). => Mô hình/phương pháp tính RAROK giúp tính LỢI NHUẬN CHẮC CHẮN này. => Anh Long và Anh Hoàng trình bày xoay quanh phương pháp này, với ngữ cảnh áp dụng Basel II tại Việt Nam.
Ý thứ 2 anh Hoàng đề cập, các ngân hàng Việt Nam trong 10 năm qua tăng trưởng lợi nhuận qua con đường tăng cường cho anh B vay. Anh B vay càng nhiều thì lợi nhuận càng lớn. Tuy nhiên, theo trụ cột 1 của Basel II, đại khái số tiền ngân hàng cho vay phải được giới hạn bởi tỷ lệ vốn đảm bảo (Ví dụ với 100 đồng cho vay, anh ngân hàng phải có 12 đồng làm vốn dằn túi). Hiện nay, vốn đảm bảo không huy động thêm nổi => Tổng số tiền cho anh B vay gặp hạn chế.
=> Làm sao tăng lợi nhuận đây??? => Khó khăn!!! => Nhưng anh Hoàng cho đây là 1 cơ hội để cải thiện tình hình.
=> Anh Hoàng đưa ra 2 đề xuất:
(i) Giảm chi phí hoạt động/Tối ưu hóa (tiền lương, văn phòng, chi nhánh, chi phí quản lý,….)
(ii) Với số tiền cho vay không tăng => Tăng chất lượng các khoản vay lên
Để hiểu nội dung, các bạn tìm hiểu thêm về Basel II là gì? 3 trụ cột của Basel II này là gì?
2 anh đã dành thời gian đầu tư cho nội dung này (hiện không có đơn vị nào khác dành thời gian đầu tư nội dung như vầy), nếu các bạn chưa quen các thuật ngữ, có thể dành thêm thời gian research từng thuật ngữ (Google it) thì sẽ nắm nhiều kiến thứ hay.
https://www.binhphuongnguyen.com/hieu-them-ve-rui-ro-cac-ngan-hang-tai-viet-nam/
https://www.binhphuongnguyen.com/cac-phuong-phap-tinh-value-at-risk-trong-nganh-ngan-hang/
Learning Finance says
Có cách nào dễ hiểu hơn ko nhỉ?
Thinh Nguyen says
Hay quá! cảm ơn 2 anh chia sẻ
nhat minh says
kiên thức hữu ích cảm ơn hai anh
Dark Lord says
Thông tin quá hữu ích
Tuan Vu anh says
cảm ơn hai anh rất nhiều.