Góc Nhìn Tài Chính Và Kinh Doanh: NGÂN HÀNG THÊM TIỀN ĐỂ CHO VAY: Thông tư 26 và Tín dụng bất động sản
Ngày 31/12/2022, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 26/2022/TT-NHNN (Thông tư 22/2019 sửa đổi) nhằm điều chỉnh cách tính tỷ lệ LDR (lờ-đê-rờ) (tỷ lệ thường được dùng để đo lường rủi ro thanh khoản) tại các ngân hàng thương mại.
Điểm khác biệt là trong quy định cũ không đưa tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước (KBNN) vào cấu phần huy động thì trong thông tư mới lại cho phép tiền gửi có kỳ hạn của KBNN được tính vào tổng huy động với tỉ lệ khấu trừ nhất định.
Tỉ lệ này được khấu trừ theo lộ trình, cụ thể là từ ngày Thông tư 26 có hiệu lực thi hành đến hết năm 2022, trừ 50% số dư tiền gửi có kỳ hạn của KBNN. Từ ngày 1-1-2024 đến 31-12-2024, trừ 60% số dư tiền gửi KBNN.
Từ ngày 1-1-2025 đến ngày 31-12-2025, trừ 80% số dư tiền gửi KBNN. Từ 1-1-2026, trừ 100% số dư tiền gửi KBNN.
Đánh giá cập nhật về LDR mới, nhiều chuyên gia cho rằng Thông tư 26 sẽ có tác động tích cực lên thanh khoản hệ thống khi có một lượng tiền gửi KBNN có kỳ hạn tại các Ngân hàng thương mại được tính vào phần dư địa cho vay của hệ thống. Vậy những tác động của Thông tư 26 đến lãi suất như thế nào và những ngân hàng nào sẽ được hưởng lợi khi tỷ lệ LDR mới giảm đáng kể nhờ quy định mới này? Mời quý vị khán giả theo dõi phân tích của chúng tôi ngay sau đây.
TIỀN ĐÂU ĐỂ CHO VAY: Giải thích rõ chỉ số kiểm soát thanh khoản của hệ thống ngân hàng (LDR)
NGÂN HÀNG NÀO BAO PHỦ NỢ XẤU TỐT NHẤT? Nợ xấu ngân hàng Phần 2
NỢ XẤU NGÂN HÀNG P1: Giải thích rõ cách tính và dự phòng rủi ro khi tăng trưởng tín dụng.
—
#TaiChinhKinhDoanh
Tiktok:
Spotify:
Mr. Long Phan – CEO & Founder AFA GROUP, Facebook:
Mr. Minh Tuấn – CEO AFA Capital, Sáng lập Ứng dụng TOPI. Facebook:
Liên hệ AFA Capital:
—-
#TOPI – Đầu tư thông minh- Tài chính thịnh vượng
📲 Download ứng dụng và trải nghiệm tại:
🌐 Website Topi:
—
📝Phân tích kinh tế vĩ mô ứng dụng trong đầu tư (MAI):
– Chương trình theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới. MAI phát triển kỹ năng phân tích và khả năng đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để học viên có khả năng dự báo xu hướng tăng trưởng của các thị trường tài chính. #MAI #kinhtevimo #phantichtaichinh
—
📈 CGBA: Phân tích Tài chính và Kinh doanh toàn cầu:
– CGBA: Phân tích tài chính và kinh doanh toàn cầu (Certified Global Business Analyst) là chương trình theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư lớn trên thế giới, với sự kết hợp đặc biệt giữa phân tích tài chính và phân tích kinh doanh chiến lược nhằm giúp cho học viên được trang bị phương pháp phân tích toàn diện khi đánh giá một doanh nghiệp và một ngành kinh doanh. #phantichtaichinh
—
💰 #WealthIntelligence – Tài chính cá nhân và Quản lý tài sản đầu tư:
– Wealth Intelligence phục vụ cho các cá nhân có mong muốn xây dựng cho bản thân mục tiêu đạt tự do tài chính phù hợp và phương pháp để đạt được mục tiêu sớm nhất, và những ai muốn bắt đầu con đường trở thành cố vấn tài chính công chứng chuyên nghiệp.
afa,tai chinh,kinh doanh,kinh te,dau tu,ngan hang,bao cao tai chinh,vàng,cổ phiếu,trái phiếu,chỉ số,crypto,bitcoin,lạm phát,lỗ,lãi,cong nghe so,tai chinh kinh doanh,chung khoan,giá vàng,nhan dinh thi truong,thi truong co phieu,tai chinh ca nhan,tu do tai chinh,quan ly tai san,quan tri tai chinh,phan tich tai chinh,phan tich dau tu,tien de ra tien
Cảm ơn các bạn đã xem bài NGÂN HÀNG THÊM TIỀN ĐỂ CHO VAY: Thông tư 26 và Tín dụng bất động sản. Tài Chính Đầu Tư hy vọng bạn đã có được thông tin hữu ích về thị trường từ bài trên, mọi thắc mắc hay comment xuống phía dưới.
Tài chính & Kinh doanh says
📝Phân tích kinh tế vĩ mô ứng dụng trong đầu tư (MAI):
https://www.afa.edu.vn/phan-tich-kinh-te-vi-mo-ung-dung-trong-dau-tu/
Liên hệ đăng kí:
Hotline/Zalo: 094 238 6611 – 097 140 8689
– Chương trình theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới. MAI phát triển kỹ năng phân tích và khả năng đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để học viên có khả năng dự báo xu hướng tăng trưởng của các thị trường tài chính. #MAI #kinhtevimo #phantichtaichinh
Huỳnh Tấn Lộc says
Cảm ơn chia sẽ 2 thầy. Thầy cho em xin hỏi 1 câu " Tại sao trước TT26, Ngân hàng lại không được lấy tiền gửi có kỳ hạn Kho bạc NN để đi vay ?" trong khi tiền gửi đó NH con phải trả tiền lãi cho Kho bạc NN.
Thành Đạt Nguyễn Hoàng says
Cảm ơn anh Tuấn và anh Long rất nhiều ạ. Rất hữu ích ạ!!!
Đức Định Mạch says
Cảm ơn 2 anh rất nhiều. Chúc 2 anh nhiều sức khỏe và thành công!
Dom Thom says
Chia sẻ quá hay! Cám ơn 2 anh và ekip kênh!
HICATO Mercedes says
Tuyệt vời, cần cập nhật
Linh Vu Manh says
Cảm ơn 2 sếp!
Ly Tran says
nhà nước ho trợ cho ngân hàng bds ..thi các nhà đầu tư nhỏ cũng không thể bán.. có giảm được ít tiền lãi ngân hàng.. thì cũng không ăn thua gì.. công nhân lao động nghèo làm không đủ ăn.. ngân hàng nào dám cho vay mua nhà…!! nói chung ho trợ cho ngân hàng và các ông trùm bds … nó lua ga ..he
NgauHungTen11 says
Qua một ý nhỏ của anh Tuấn khi nói về cuộc gặp với các chuyên gia TC/BĐS mới thấy tháo gỡ khó khăn về room TD hay lãi suất cho vay mới chỉ là bề nổi của tảng băng. Đơn cử như trong năm 2022 rất nhiều DN không mở bán được vì vướng khung giá đất “theo thị trường”. UB tỉnh giao các Sở XD, TN&MT trả lời, hội đồng thẩm định họp lên xuống vậy nhưng không có kết quả, doanh nghiệp mòn mỏi chờ đợi, lùi kế hoạch mở bán. Trong khi tiền đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, đóng cọc ban đầu,… đều đã được đưa vào. Hợp đồng tín dụng hạn mức đã xong xuôi, NH sẵn sàng nguồn lực đồng hành cùng DN chứ không hẳn là không có room. Dự án vòng đời 4-5 năm mà mất hơn 1 năm loay hoay mở bán, thu tiền theo tiến độ. Thêm tiền thật, song để có thể đưa vào lưu thông, giải ngân là một bài toán của rất nhiều đơn vị cơ quan cùng vào cuộc.
bach nguyen says
Em chào các anh. Các anh cho em hỏi phần giải thích hệ số nhân tiền ở cuối video đó là vận tốc của tiền chứ a. Còn hệ số nhân tiền em tưởng chỉ có ngân hàng mới làm được chứ a
Van Nguyen says
Cảm ơn 2 anh 0:17
Ha Vu van says
Bài PT rất hay cảm ơn các chuyên gia Tc
hieu nguyentrung says
❤
hoai nguyen says
kênh này thêm kiến thức tốt cho người mới , chứ kênh khớp lệnh quần què nói như ko nói 😀 kêu F0 chơi 3 tháng nó lên nói hay hơn mấy ông nội bên khớp lệch
phu tranduy says
Theo góc nhìn tôi nghĩ quan trọng nhất vẫn là niềm tin của người dân đối với lĩnh vực bds, người dân vẫn đang chờ đợi và hy vọng bds xuống giá. Với tình hình hiện tại cả các dự án đã hoàn thành còn không bán được hàng thì có vay thêm được tiền cũng không giải quyết vấn đề gì cả có khi lại có tác dụng ngược lại. Cảm ơn các anh thân yêu!
Nhât Lêduy says
các anh phân tích rất chi tiết ạ
nam trong says
cảm ơn 2 anh
spjder man says
Tặng ngàn like cho 2 anh và chương trình, kiến thức quá hữu ích
manhhoanghung88 says
Đầu tư toppi an toàn không nhỉ
Minh Nhất says
2 anh văn võ song toàn video bổ ích ý nghĩa ❤ cảm ơn ekip và 2 anh
Ut Quyen Nguyen says
Cảm ơn hai thấy đã chia sẻ giúp em hiểu thêm rất nhiều về thị trường
Tuấn Phương ChâuLê says
Triệu lai
Hòa Phạm says
cám ơn các anh, kiến thức quá tuyệt vời và hữu ích
Giang Đinh says
Em có thể hiểu là giả sử ldr=85% thì dự trữ bắt buộc là 15% được k a
Thuy Nguyen Minh says
Cảm ơn 2 anh thật nhiều! Cứ như 2 thầy giáo dạy thực chiến vậy!
Nguyễn sơn says
Thêm tiền vào bđs chỉ làm cho giá bđs tăng thêm, bởi:
Tổng quỹ đất chỉ có thế, đất đô thị chờ mở rộng phải sau quy hoạch, pt giao thông và các hạ tầng đi kèm.
Tổng lượng tiền vốn chính chủ có thể bỏ ra mua / thuê bđs cũng chỉ có giới hạn (ước chừng 10% GDP).
Hạn chế cho vay/điều chỉnh dòng tiền với bđs chính là giải pháp trong tầm tay của Nhà nước để đưa giá bđs về xung quanh giá trị thực được hình thành bởi cung thật – cầu thật (không phải do mua bán bởi đầu cơ, cò mồi, thổi giá).
Cho nên:
3 thứ làm giảm sức cạnh tranh quốc gia có thể khắc phục trong tầm tay Việt Nam là:
1/ Minh bạch trong sxkd, đơn giản các thủ tục Hc, triệt để xóa bỏ "chi phí không chính thức".
2/ Giảm giá vốn:
– Giảm lãi tín dụng: nhiều nước lãi suất cơ bản của họ chỉ 2-3%/ năm –> lãi vay (giá vốn) chỉ 4-5% –> giá thành sản phẩm họ rẻ hơn –> cạnh tranh tốt hơn.
– Giá thuê đất, mặt bằng sxkd quá cao so với năng suất lao động hay GDP/ đầu người –> giá sản phẩm sx dịch vụ cao.
* Cả 2 thứ giá vốn & giá thuê mặt bằng đều chịu tác động của giá Bđs, nên MUỐN ĐẤT NƯỚC KHÔNG BỊ BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH THÌ NHẤT ĐỊNH PHẢI giảm giá BĐS.
3/ Tăng tiêu dùng nội địa:
Tiền làm ra được, phần dư luôn để dành bằng cách mua vàng cất trữ, mua bđs để bảo toàn vốn, để đó chờ cơ tăng giá, đó là cách của rất nhiều người VN chúng ta đã, đang, sẽ làm.
Nhà nước cần có các chính sách hợp lòng dân để điều chỉnh "hành vi tích trữ" hợp pháp nhưng ít hợp thời 4.0 này.
*
Đây là 1 video nêu quan điểm phát triển kinh tế đáng quan tâm:
https://youtu.be/pJZWj8Q5h-8
dũng nguyễn says
thanks ạ
Minh Huấn Hồ says
Bạn nữ đọc sai ở phút thứ 3: (iii) Tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước theo lộ trình sau đây:
– Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến 31/12/2023: 50% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
Tuấn Nguyễn thế Anh says
Giá như thế nào mong được tư vấn. Mình ở Nha Trang